Cơm niêu trong văn hóa ẩm thực Việt

Cơm niêu trong văn hóa ẩm thực Việt

Thơm ngon chuẩn cơm mẹ nấu

Ngày đăng: 29/11/2024 03:40 PM

    Cơm Niêu trong văn hóa ẩm thực Việt

    Ngày xưa, một thuở khó nghèo, thì dân “cơm niêu nước lọ”, là dân nghèo khó bậc nhất trong xã hội. Nhưng ở vào thời buổi văn minh này, khi người ta nấu cơm bằng nồi nhôm, xoong gang, nồi cơm điện… thì cơm niêu lại là một đặc sản, dân vào nhà hàng dám gọi cơm niêu phải là dân sành điệu và nặng túi tiền.

    Cơm Niêu

    Gạo Tám, cơm niêu là một đặc sản trong món ăn ngàn năm của người Việt Nam chúng ta. Gạo Tám mà nấu bằng nồi đồng hoặc bằng các thứ nồi khác đều không thể có hương vị như nấu bằng niêu đất. Ở trời đất phương Nam này, gạo ngon nhất là gạo Nàng Hương và các nàng khác… nếu được nấu bằng niêu đất thì thật là tuyệt. Có thể nói gạo Tám, gạo Nàng Hương… mà nấu bằng niêu đất thì như cái đẹp, cái hay của lời ca tiếng hát được người nghệ sĩ tài danh nâng lên làm thế giới tâm hồn bay bổng.

     

    Để nấu cơm niêu đất được ngon, người nấu phải chọn được gạo ngon, phải chọn được cái niêu không rỉ nước, cái vung niêu không được vênh, được lệch. Có gạo có niêu, có nước ngon rồi, thì việc nấu được niêu cơm như ý, cũng là một nghệ thuật. Tính sao cho lượng gạo vừa đủ, ít quá cũng không ngon, nhiều gạo quá thì cơm sống, ngọn lửa phải vừa phải, cơm sôi phải đều và phải ghế (phải đảo) cơm bằng đũa cả. Sau khi cơm đã cạn nước, phải để dưới ngọn lửa (hoặc vùi trong than) ít ra cũng từ 20 phút trở lên. Tóm lại muốn có niêu cơm ngon cũng phải thí điểm hai ba lần mới đạt yêu cầu.

    Khi cơm chín rồi, muốn xới cơm ra chén (bát) phải dùng đôi đũa cả mới tạo được cơm có độ xốp, nếu lấy thìa mà xới thì cơm đâu còn tơi xốp và giảm đi cái cảm giác ngon lành.

    Cơm niêu đã trở thành hình ảnh của một quá trình lịch sử, quá trình tiến triển của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bạn hãy đi thưởng thức cơm niêu và những ngày nghỉ hãy tự nấu cơm niêu để có một bữa ăn ngon và đầm ấm.

    “Cách mạng nồi đất Việt”

    Để giữ gìn sức khỏe tốt, đa số mọi người chỉ quan tâm đến việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hằng ngày thông qua việc lựa chọn các loại thực phẩm sạch, phương pháp chế biến lành mạnh nhưng lại quên mất một yếu tố rất quan trọng đó chính là vật dụng nấu ăn. 

    Nấu ăn mỗi ngày, mỗi ông/bà bếp dùng một loại nồi mình ưa thích: đất, nhôm, gang, inox, thủy tinh, nồi tráng men… Nhưng mấy ai quan tâm, bệnh ung thư ủ mầm từ nồi thông dụng thường ngày. Nghe có vẻ… sợ, nhưng là sự thật, trong không gian bếp tràn ngập sắc màu, chính các loại nồi có thể lại là nguyên nhân đầu tiên gây ra những căn bệnh ung thư ủ mầm kéo dài trong suốt một thời gian dài. Chẳng hạn nồi đất, nồi nhôm, nồi tráng men chống dính nếu không sử dụng và bảo quản đúng cách có thể tạo ra các mầm bệnh ung thư trực tiếp vào cơ thể con người… 

    Phân tích, đánh giá ưu/khuyết, dưới nhiều góc độ, nhiều chuyên gia ẩm thực, dinh dưỡng nhận định rằng, các loại nồi đang có trên thị trường còn bộc lộ nhiều hạn chế…

    Quan sát thói quen tiêu dùng, phong cách nấu nướng của rất nhiều gia đình hiện nay, có thể thấy rõ một điều: Hiện, người tiêu dùng Việt đang có thiên hướng quay về sử dụng các đồ dùng bằng đất nung để giữ hương vị món ăn ngon và lành. 

     

     

    “Chế biến thức ăn bằng nồi gốm sứ là kỹ thuật nấu nướng theo kiểu thức cung đình Việt Nam, thuận theo nguyên lý âm dương kết hợp: nồi đất (thổ) dùng than củi (mộc) để nấu, nên tạo nên hương vị thơm ngon, tự nhiên…Việc quay trở lại dùng nồi đất hay nồi sứ hiện nay khiến tôi liên tưởng tới việc chúng ta bảo vệ sức khỏe cẩn trọng như những vị vua ngày xưa” - Nghệ nhân ẩm thực cung đình Hồ Thị Hoàng Anh chia sẻ.

     

    Cơm niêu Minh Thư

    Địa chỉ: 1092 Xa lộ Hà Nội, khu phố 5, Biên Hòa, Đồng Nai

    Số điện thoại: 0918 745 482

    Email: truongthu@gmail.com